Theo chỉ đạo của Bộ Y Tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc khám và chứng thực sức khỏe cho người lao động Việt đi làm việc tại nước ngoài có tới 13 loại bệnh không đủ chỉ tiêu sức khỏe.
– Bệnh về tim mạch (10 loại)
– Bệnh về hô hấp (10)
– Bệnh về tiêu hóa (9)
– Bệnh về nội tiết (5)
– Bệnh về thận và tiết niệu (6)
– Các loại bệnh thần kinh (11)
– Các loại bệnh tâm thần (4)
– Cơ quan sinh dục (6)
– Cơ xương khớp (6)
– Da liễu và hoa liễu (19)
– Các bệnh về mắt (9)
– Tai mũi họng (3)
– Răng hàm mặt (2)
Có tất cả 13 nhóm bệnh đã nêu ở trên là không đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, những bệnh vàng da, hình xăm trổ, thấp khớp cũng nằm trong số này. Khi đi khám sức khỏe, người LĐ được bệnh viện cấp cho giấy chứng nhận sức khỏe sau từ 3 đến 5 ngày việc, giấy chứng thực này có hiệu lực 3 tháng kể từ ngày khám.
Bác sỹ trực tiếp khám và kết luận sức khỏe người lao động phải có thời gian hành nghề liên tụctrong 5 năm về chuyên khoa đó, bệnh viện phải là bệnh viện đa khoa hạng II trở lên, tức bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị tiên tiến, có đầy đủ chuyên khoa, có bác sỹ nhiều năm kinh nghiệm, … Bên cạnh đó , nếu đối tác Nhật có yêu cầu thêm loại xét nghiệm nào và kỹ thuật khác thì bệnh viện cần phải đáp ứng được.
Bác sỹ trực tiếp khám và kết luận sức khỏe người lao động phải có thời gian hành nghề liên tụctrong 5 năm về chuyên khoa đó, bệnh viện phải là bệnh viện đa khoa hạng II trở lên, tức bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị tiên tiến, có đầy đủ chuyên khoa, có bác sỹ nhiều năm kinh nghiệm, … Bên cạnh đó , nếu đối tác Nhật có yêu cầu thêm loại xét nghiệm nào và kỹ thuật khác thì bệnh viện cần phải đáp ứng được.