Xuất khẩu lao động đầu năm có nhiều khởi sắc

Xuất khẩu lao động Quý I năm 2014: Nhiều dấu hiệu tích cực (22/04/2014).Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa công bố, trong Quý I năm 2014, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 23.277 lao động, riêng trong tháng 3, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 9.346 người. Trong đó thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất vẫn là Đài Loan với 5.268 lao động.

Báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, sau Đài Loan thì trong Quý I, Nhật Bản cũng là thị trường nhận nhiều lao động Việt Nam với 1.156 lao động, Malaysia 442 lao động, UAE 245 lao động, Saudi Arabia 336 lao động, Singapore 82 lao động, Libya 295 lao động, Macau 175 lao động, Belarus và các thị trường khác 80 lao động. Đặc biệt, trong tháng Ba vừa qua, đã có thêm 465 lao động Việt Nam được chủ Hàn Quốc chọn sang làm việc. Như vậy, tính tới hết tháng 3, đã có 4.472 lao động được sang làm việc tại Hàn Quốc, đối tượng chủ yếu là người lao động về nước đúng thời hạn và lao động mẫu mực đã làm việc thời gian dài ở Hàn Quốc.

Cùng với các thị trường truyền thống, trong quý I năm 2014 thị trường Ảrập Xê-út cũng được xem là thị trường trọng điểm. Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Ảrập Xê-út từ năm 2003 và đẩy mạnh trong những năm gần đây. Thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho thấy, số DN xuat khau lao dong  làm giúp việc gia đình có xu hướng tăng: Năm 2012 và 2013 có 10 công ty đưa lao động đi, năm 2014 có 15 công ty. Hiện có khoảng 15.000 lao động, trong đó có 2.000 lao động giúp việc gia đình đang làm việc tại thị trường này.Theo các chuyên gia, chi phí thấp cũng tạo thuận lợi lớn cho các DN khi đưa lao động xuất khẩu sang thị trường Ảrập Xê-út. Nếu như lao động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan thường phải chi phí nhiều cho môi giới, thị trường Nhật Bản yêu cầu cao đối với lao động, thì thủ tục đưa và tiếp nhận lao động sang Ảrập Xê-út tương đối đơn giản. Người lao động đi làm việc tại Ảrập Xê út hầu như không mất phí.

Xuất khẩu lao động đầu năm có nhiều khởi sắc
Xuất khẩu lao động sang Ả Rập Xê Út

Cũng trong Quý I/2014, Chính phủ đã thực hiện gia hạn xử phạt 80-100 triệu đồng đối với hành vi hết hạn hợp đồng không về nước theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP kéo dài tới 10-3 thay vì 10-1. Quyết định này đã khiến tỷ lệ lao động bất hợp pháp của Việt Nam tại hai thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm là Đài Loan và Hàn Quốc giảm rõ rệt. Tại thị trường Hàn Quốc, số lao động tự nguyện về nước tính đến hết ngày 10-3 là khoảng 3.000 người, chiếm tới 15% tổng số lao động hết hạn hợp đồng không về nước tại Hàn Quốc. Đặc biệt, tại Đài Loan, tỷ lệ phát sinh người lao động bỏ trốn mới cũng đã giảm hẳn trong Quý I.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia con số trên chưa thể vội mừng, bởi trên thực tế nếu tính chung lại thì số lao động bỏ trốn bất hợp pháp ở hai thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan và Hàn Quốc vẫn tương đối cao. Ông Lương Đức Long, Phó giám đốc Trung tâm Lao động nước ngoài, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho hay tình trạng người lao động tại Hàn Quốc bỏ trốn sau khi hết hạn hợp đồng lao động luôn đứng ở mức cao trong vài năm qua. Từ cuối năm 2010 đến nay, số lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng không về nước mà ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc luôn ở mức gần 50%, có thời điểm lên đến 57%, cao gấp đôi so với mức trung bình của 15 nước tham gia chương trình EPS (Chương trình phái cử và tiếp nhận người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc). Tỷ lệ này trong tháng 10-2013 giảm xuống còn 38,2%, nhưng tháng 11-2013 lại tăng lên 42,5% và đến tháng 1-2014 tăng đến 49%.

Dự kiến, trong năm 2014, cả nước có 3.594 người lao động hết hạn hợp đồng lao động Hàn Quốc phải về nước. Do đó cùng với giải pháp phạt hành chính thì các biện pháp tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn, tổ chức các hội chợ việc làm hỗ trợ giới thiệu cho lao động về nước… cũng sẽ tiếp tục được triển khai rộng rãi. Xuất khẩu lao động càng ngày càng phát triển, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.


                                            (theo báo daidoanket)