Trải dọc theo dải đất hình chữ S này, giờ đây đâu đâu cũng nghe chuyện những làng quê giàu mạnh lên nhờ người dân đi xuất khẩu lao động. Với tốc độ đứng đầu trong các tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp cũng ghi tên mình vào danh sách những địa phương đổi mới diện mạo tích cực hơn, giàu đẹp hơn nhờ xuất khẩu lao động nước ngoài. Sau 3 năm tái khởi động chương trình đưa người đi xuất khẩu lao động, làm việc theo thời hạn hợp đồng, tỉnh Đồng Tháp đã tạo việc làm cho gần 1.900 lao động với thu nhập ổn định từ 8-27 triệu đồng/tháng.
Dẫn đầu tại Đồng bằng sông Cửu Long
Theo số liệu công bố tại lễ Tổng kết công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động giai đoạn 2014-2016, do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp tổ chức tại TP. Cao Lãnh vào ngày 29/11 vừa qua, sau 3 năm, tỉnh này đã đưa được 1.863 lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 107,81% so kế hoạch và trở thành địa phương đứng đầu Đồng bằng sông Cửu Long về số lượng lao động xuất khẩu.
Tại lễ Tổng kết, ông Bùi Thành Nhơn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp cho biết, sau khi áp dụng chủ trương tái khởi động chương trình xuất khẩu lao động nước ngoài với nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh, như: Hỗ trợ học ngoại ngữ, giáo dục định hướng, khám sức khỏe và cho vay vốn tín chấp làm chi phí... với tổng số tiền trên 100 tỷ đồng, tình hình đưa lao động đi làm việc ở người ngoài có thời hạn theo hợp đồng đạt tốc độ năm sau cao hơn năm trước.
Cụ thể: năm 2014 có 151 lao động, sang năm 2015 có 599 lao động và đến năm 2016 có 1.113 lao động. Ông Nhơn nhấn mạnh thêm: “Hầu hết lao động lựa chọn đi làm việc tại các thị trường có thu nhập cao gồm: xuat khau lao dong sang nhat (909 lao động), làm công xưởng hoặc giúp việc gia đình tại Đài Loan (674 lao động), hay các thị trường khác như Malaysia (159 lao động), Hàn Quốc, Algeria... Ngành nghề chủ yếu là xây dựng, cơ khí, chế biến thủy sản, điện tử, trang trí nội thất...
Nhờ đó mà phần lớn lao động xuất khẩu của Đồng Tháp đều đạt mức thu nhập khá đến cao. Tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc... mức thu nhập bình quân là 27 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ các khoản chi phí xuất khẩu lao động, mỗi lao động tích lũy 20 triệu đồng. Tương tự, thu nhập tại thị trường Đài Loan là 19 triệu đồng, bình quân mỗi lao động tích lũy khoảng 14 triệu đồng/ tháng... Tính chung mỗi năm hoạt động xuất khẩu lao động mang về cho Đồng Tháp hơn 110 tỷ đồng.
Cũng theo ông Nhơn, điểm nổi bật là tất cả 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều đã tập trung thực hiện kế hoạch và có lao động tham gia. Trong đó, đáng chú ý là các huyện: Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh.
Tại huyện Lấp Vò, để nắm bắt thực trạng nguồn lao động có khả năng, nhu cầu đi xuất khẩu lao động nước ngoài, huyện đã triển khai kế hoạch điều tra, vận động trong đó tập trung vào nhóm đối tượng là bộ đội xuất ngũ, sinh viên ra trường chưa có việc làm, lực lượng cán bộ hợp đồng, những người không trúng tuyển công chức, học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, người lao động có thu nhập thấp...
Tại huyện Lai Vung – đơn vị có lượng lao động xuất khẩu lớn nhất của tỉnh, bài học mà lãnh đạo địa phương rút ra để đạt kết quả cao trong công tác này đó là phải có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cả hệ thống và sự đồng thuận cao trong xã hội, có sự lồng ghép chặt chẽ trong phát triển kinh tế - xã hội với công tác giảm nghèo, đa dạng hoá hình thức tuyên truyền; nhất là công tác triển khai, cụ thể hoá các chủ trương, kế hoạch đến việc kiểm tra, theo dõi và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.
Vực dậy và từng bước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động
Được biết, giai đoạn 2003-2006, bình quân mỗi năm tỉnh Đồng Tháp đưa 1.251 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 100% các xã, phường, thị trấn đều có người tham gia xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, giai đoạn 2007-2013, việc đưa lao động làm việc nước ngoài của Đồng Tháp chỉ còn khoảng 214 lao động. Nhưng đáng báo động nhất là giai đoạn 2011-2013, thời điểm này, bình quân mỗi năm Đồng Tháp chỉ đưa được 87 lao động đi làm việc nước ngoài.
Trước tình hình xuất khẩu lao động như vậy, ngày 10/10/2014, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đã ban hành “Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”, để góp phần tích cực thực hiện chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Từ chương trình hành động này, hàng loạt chính sách, giải pháp của các sở, ngành được đưa ra, nổi bật là chính sách hỗ trợ cho người đi làm việc tại nước ngoài vay vốn của UBND tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội mạnh dạn đi tìm đối tác xuất khẩu lao động, công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng xã, phường… Nhờ đó, đến nay số lượng và chất lượng lao động xuất khẩu có sự cải thiện rõ rệt.
Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đồng Tháp coi việc lãnh đạo để vực dậy và từng bước đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động nước ngoài trong thời gian tới là một trong ba khâu đột phá góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mục tiêu được đặt ra không phải chỉ để giảm nghèo nhanh chóng, bền vững mà còn phải nâng cao khả năng chuyên môn để khi về nước người lao động vẫn đáp ứng được thị trường lao động kỹ thuật cao, phục vụ tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh, góp phần thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia, làm giàu quê hương… Giai đoạn 2017-2020, Đồng Tháp tiếp tục đẩy mạnh và duy trì tốt công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh, phấn đấu bình quân hằng năm đưa khoảng 1.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh cần triển khai một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, Đảng bộ, chính quyền các cấp cùng các ban, ngành có liên quan đến công tác xuất khẩu lao động trong tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xuất khẩu lao động trong nhân dân nhằm nâng cao ý thức của họ; tổ chức đào tạo nghề và giáo dục định hướng có chất lượng cho người tham gia xuất khẩu lao động. Trước hết, phổ biến, quán triệt rộng rãi đến người dân về Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản của Nhà nước ban hành, tiếp đó để bản thân người lao động nhận thức đầy đủ việc đi xuất khẩu lao động là phải biết tiếng nước ngoài, có tay nghề, có ý chí vượt khó học nghề, tiết kiệm để vừa có tiền trả nợ vay trước khi đi lao động vừa tích lũy được vốn khi trở về quê hương.
Hai là, kiện toàn lại Ban Chỉ đạo xuất khẩu lao động ở cấp tỉnh và cấp huyện. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với ngành văn hóa, thông tin, tài chính, kế hoạch đầu tư, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh.
Ba là, để công tác xuất khẩu lao động mang lại hiệu quả cao cho người lao động và tránh rủi ro do lao động tham gia không bảo đảm chất lượng, cần tăng cường năng lực về cơ sở vật chất, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các Trung tâm dịch vụ việc làm, Trung tâm dạy nghề, các trường dạy nghề đủ khả năng mở rộng ngành nghề đào tạo; giáo dục thông tin định hướng những vấn đề cần thiết để chủ động đáp ứng nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động. Quan tâm tuyển chọn lao động xuất khẩu đến các đối tượng bộ đội xuất ngũ, con em thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số...
Bốn là, ban hành một số chính sách hỗ trợ và khuyến khích người lao động, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân tham gia xuất khẩu lao động; chính sách sử dụng lao động khi về nước để sử dụng kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động hồi hương; chính sách hợp lý để người lao động hết hạn hợp đồng lao động có cơ hội quay lại tiếp tục tham gia xuất khẩu lao động, giải tỏa mối lo lắng của người lao động sợ về nước không được tiếp tục tham gia các chương trình xuất khẩu lao động, hạn chế tình trạng trốn ở lại làm việc, cư trú bất hợp pháp tại nước nhập khẩu lao động. Trước mắt, nhằm tạo điều kiện cho người lao động, đặc biệt thuộc các hộ nghèo, cận nghèo có thể tham gia xuất khẩu lao động tại một số nước có thu nhập cao, mức chi phí xuất cảnh nhiều như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… cần sớm có chính sách hỗ trợ cho họ vay tiền chi phí đi xuất khẩu lao động với hình thức tín chấp bằng 80% chi phí xuất khẩu lao động; đối với các hộ nghèo, cận nghèo được vay tiền 100%; tùy theo thị trường mà lao động tham gia, không khống chế mức vay tối đa (khi cho vay không trừ phần chi phí xuất cảnh, môi giới và tiền đặt cọc).
Vẫn biết đi xuất khẩu lao động nước ngoàimang lại nhiều lợi ích to lớn. Những làng quê từ “nghèo bền vững” đến giàu lên nhanh chóng đã xuất hiện dày đặc hơn, người trẻ với suy nghĩ, tư duy hiện đại, cấp tiến nhiều hơn, đóng góp tốt hơn. Nhưng cũng chẳng thể phủ nhận những mặt tối của xuất khẩu lao động vẫn còn tồn tại và gây nên bao hệ lụy. Vấn nạn bỏ trốn khi xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hàn Quốc,…người lao động bị chê thiếu kỹ năng, ý thức kém, vi phạm pháp luật tại nước ngoài… đã ảnh hưởng rất lớn đến “thương hiệu” nguồn lao động chất lượng của Việt Nam.Trước thực trạng ấy việc áp dụng 4 phương pháp chỉnh đốn, vực dậy hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh Đồng Tháp là việc làm rất đáng để tuyên dương, nhân rộng.
Ngoài những biện pháp tầm “vĩ mô” ấy, bản thân mỗi người lao động cũng cần tự tạo ý thức tốt, nghiêm túc tìm hiểu về công việc tại nước ngoài, học hỏi để nâng cao tay nghề,… Tại ThangLong OSC, chúng tôi không chỉ hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức văn hóa, pháp luật, tay nghề cho người lao động mà còn giúp bạn hình dung rõ lộ trình làm việc tại nước ngoài, áp dụng chi phí xuất khẩu lao động tiết kiệm nhất, cung cấp các đơn hàng tốt nhất với lương thưởng hấp dẫn.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 6, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0868.986.528 - 0981057683 - 0981 079 233 - 0981 079 362 – 0981052583
(Theo Kinhtevadubao)