Cảnh báo lao động " chui" tại nước ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vụ nữ lao động làm việc chui tại Angola bị cướp thiêu tử vong một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo với những người lao động bất hợp pháp tại nước ngoài với tiềm ẩn muôn vàn rủi ro, nguy hiểm.



Xuất khẩu lao động là lựa chọn của nhiều người muốn thay đổi cuộc sống, tuy nhiên chi phí tham gia vào chương trình này không phải là ít khiến nhiều người phải suy nghĩ. Do đó, trong thời gian gần đây có nhiều người lựa chọn hình thức tham gia xuất khẩu lao động “chui” với hi vọng thoát nghèo, nhưng hình thức này có nhiều rủi ro tiềm ẩn như bị bóc lột, ngược đãi.

Đi hợp pháp rồi bỏ trốn

Tình trạng lao động đi xuất khẩu lao động hợp pháp rồi sau đó bỏ trốn ra ngoài làm việc với hi vọng nhận được mức lương cao hơn hay một bộ phận lao động đã không về nước sau khi kết thúc hợp đồng mà tiếp tục ở lại các nước, làm việc bất hợp pháp đang là một vấn đề nhức nhối của các công ty xuất khẩu lao động cũng như các ban ngành quản lý lao động ngoài nước.

Chỉ vì những cám dỗ hấp dẫn trước mắt, áp lực về đồng tiền khiến cho những lao động chấp nhận làm chui bất hợp pháp tại nước ngoài mà không hiểu những rủi ro những nguy hiểm mà mình sẽ gặp phải.

Cảnh báo rủi ro



Những người xuất cảnh trái phép sang nước ngoài làm việc thường gặp  nhiều rủi ro. Trước tiên là việc bất đồng ngôn ngữ nên khó có thể giao tiếp với người bản địa. Trường hợp một số người Việt lao động cùng nhau mới có thể trao đổi thông tin, còn lại nếu bị phân tán ở nhiều doanh nghiệp, nhiều nơi, người lao động gần như không biết mình đang ở đâu, không thể liên lạc được với gia đình. Tiếp theo là nguy cơ ăn chặn tiền công, không có chế độ, quyền lợi bảo vệ, bị ngược đãi, phải sống chui, sống lủi vì nguy cơ có thể về nước bất cứ lúc nào nếu bị cơ quan quản lý nước ngoài phát hiện.

Quản lý chặt chẽ, khuyến khích đi hợp pháp.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang bị sức ép lớn trước tình trạng di cư bất hợp pháp nhưng gần như không kiểm soát được kênh không chính thức này. Trước tình hình trên, ILO khuyến cáo Việt Nam cần tăng cường đối thoại, đàm phán để ký ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác lao động với các nước để hợp pháp hóa cho NLĐ, đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, có cơ chế phối hợp để có thể bảo vệ quyền lợi cho họ. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng có những chính sách quản lý chặt chẽ đối với các công ty có dịch vụ đưa người sang nước ngoài làm việc để hạn chế tình trạng đi hợp pháp rồi bỏ trốn.

Để đảm bảo quyền lời của mình, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích mọi người lao động hãy tìm hiểu kỹ lưỡng  trước khi đi xuất khẩu lao động và chỉ nên đi theo con đường hợp pháp tránh những rủi ro, nguy hiểm, tiền mất tật mang.

Edit: Huệ Nguyễn.