11 phong tục đón năm mới không thể bỏ qua của người Nhật

Không giống với người Việt Nam hay Trung Quốc, người Nhật Bản là một trong số ít các nước Đông Á đón năm mới theo lịch dương. Tuy nhiên, điều đáng nói là mặc dù cuộc sống hiện đại và do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mà lịch đón Tết của họ không giống với các nước Đông Á nhưng phong tục của họ vẫn đậm đà văn hóa Á Đông nói chung và Nhật Bản nói riêng.

Một số phong tục đón năm mới tiêu biểu của người Nhật Bản:

1. Bounenkai – tiệc tiễn năm cũ

Người Nhật Bản gọi bữa tiệc này là Bounenkai (tạm dịch là bữa tiệc để quên đi những vất vả và khó khăn của năm cũ), diễn ra từ những ngày đầu của tuần cuối cùng năm cũ.



Bữa tiệc này thường dành cho những người làm cùng cơ quan. Đây là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm nên họ có tiền để chi tiêu thoải mái, cũng vì thế mà Bounenkai cũng rất hoành tráng và vào dịp này các nhà hàng rất đông khách. Sau bữa tiệc, ai về nhà nấy, người thì đi du lịch nước ngoài, người thì cùng gia đình về thăm bố mẹ ở quê. Những người khác thì đón năm mới ở nhà, vì thế phố xá trở nên vắng vẻ lạ thường.

2. Dọn dẹp nhà cửa


Trước Tết người Nhật luôn có phong tục dọn dẹp nhà cửa - còn gọi là phong tục “Susuharai”. Người Nhật sẽ lau rửa nhà cửa cả trong lẫn ngoài để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ, đón năm mới. Sau khi dọn dẹp xong, họ sẽ trang trí kadomatsu trước cổng, shimekazari trên cửa ra vào và bàn thờ. Kadomatsu được làm từ cành thông cùng tre và mai để đón Thần Năm Mới; còn shimekazari có ý nghĩa đuổi quỷ trừ tà. Các gia đình ở Nhật luôn đặt Kadomatsu trước cổng ra vào từ những ngày giáp Tết cho đến hết ngày 7/1.

3. Ăn mì Toshikosi Soba

Vào đêm 31/12, cũng giống như Việt Nam, sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa, vào đêm giao thừa người Nhật sẽ ăn một bữa tối thịnh soạn và không thể thiếu món mì Toshikosi Soba.



Toshikosi trong tiếng Nhật có nghĩa là “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới”. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài của Toshikoshi-Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.

4. Xem Kouhaku Uta Gassen vào đêm giao thừa

Xem Kouhaku Uta Gassen vào đêm giao thừa là điều không thể bỏ qua đối với người Nhật Bản. Đây là một cuộc thi hát rất phổ biến ở Nhật Bản, gồm có 2 đội là đội Đỏ và Trắng. Đội Đỏ mang tên Akagumi được trình diễn bởi toàn những nữ nghệ sĩ còn đội Trắng tên là Shirogumi bao gồm toàn nam. Những bài hát và màn trình diễn ở đây đều do một ban giám khảo được chọn bởi kênh truyền hình NHK chấm điểm.

5. Lễ đón mừng năm mới

Sáng 1/1, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới trừ tà khí trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni - sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa.

Ngoài ra, một đồ ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Nhật đó là Osechi. Vị của các món Osechi khá đặc biệt vì lẫn cả mặn, ngọt và thông thường là lạnh nên người không quen lúc đầu thấy khó ăn. Thường thì đại gia đình sẽ tụ tập ăn uống, cùng trò chuyện và cùng đọc các tấm Nengajou (thiếp chúc mừng năm mới).

6. Đi lễ hoặc đến thăm một ngôi đền



Khi đi đền, người Nhật thường rung chuông và cầu xin may mắn, sau đó mua những tấm bùa cầu mau từ những miko (nhà sư giữ đền) như omamori, hamayda, kamifuda hoặc ema.

7. Trao đổi Nengyou

Nengyou là một loại thiệp năm mới của người Nhật, được trang trí bằng 12 con giáp theo kiểu của người Trung Quốc. Ở Nhật Bản, các bưu điện địa phương thường có những dịch vụ đặc biệt trong dịp năm mới để chuyển những bức Nengyou này đi khắp nơi.



8. Tặng Otoshidama

Otoshidama là những món quà mà người Nhật tặng cho nhau trong suốt ngày kề năm mới. Thời nay, Otoshidama thường là tiền mà người lớn trao cho trẻ em. Mệnh giá được sử dụng chủ yếu là khoảng 5.000 Yên (khoảng 1 triệu đồng), và được đặt trong những phong bao màu đỏ có hình trang trí đặc biệt.

9. Bán hàng giá rẻ

Ngày 2/1, hàng loạt siêu thị và cửa hàng bách hóa mở cửa trở lại. Họ cho các mặt hàng kinh doanh của cửa hàng mình vào trong một túi to, bên ngoài in chữ fukubukuro (túi phúc) và bán với giá rẻ bất ngờ nên rất nhiều người Nhật xếp hàng từ sớm để mua cho bằng được.

10. Ăn cháo chay, làm vỡ bánh dày

Ngày 7/1, người Nhật có tục lệ ăn cháo chay Nanakusagayu. Cháo này được nấu từ 7 loại rau quả để cầu chúc sức khỏe.

Làm vỡ bánh dày (Kagamibikari) là tục lệ người Nhật Bản tiến hành vào ngày 11/1. Bánh dày hình gương tượng trưng cho may mắn nên người Nhật không cắt mà làm vỡ bằng búa. Bánh dày vỡ ra được nấu thành chè với đậu đỏ cũng hàm ý mang lại những điều tốt đẹp.

11. Lễ thành nhân

Ngày Lễ thành nhân (Seijin-no-hi) diễn ra vào ngày thứ hai tuần thứ hai của tháng 1, là ngày làm các nghi lễ trang trọng để công nhận và chúc mừng các nam, nữ thanh niên Nhật tròn 20 tuổi trong năm đó. Ngày này thường được tổ chức tại các ngôi đền nổi tiếng ở từng địa phương, nơi các thanh niên đó cư trú. Sau ngày này, nhiều người Nhật mới thực sự cảm giác là hết Tết và trở lại cuộc sống bận rộn thường ngày.

Ngoài ra trong dịp đón năm mới, Osechi - một món ăn không thể thiếu của người Nhật trong dịp tết, món ăn.

(Nguồn: Tổng hợp)