Những khó khăn khi du học Nhật Bản

Trong nhiều năm trở lại đây, Nhật Bản đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều sinh viên Việt Nam. Thời gian sinh sống và học tập tại Nhật Bản càng lâu, trình độ tiếng Nhật của du học sinh càng được cải thiện, nhưng các mức chi phí học hành, sinh hoạt cũng sẽ được tăng theo. Vì vậy để vừa tiết kiệm chí phí, vừa trau dồi được kiến thức cần thiết, bạn nên cân nhắc kỹ thời gian học tập tại đây.

Bây giờ, hãy tạm gọi thời gian du học từ vài tháng đến 1 năm là du học ngắn hạn, từ 2 đến 3 năm là du học thời gian vừa, nếu dài hơn thì là du học dài hạn. Du học ngắn hạn là cách sử dụng sự giao lưu hợp tác giữa các trường đjai học.. Với những bạn đang theo học tại các trường đại học thì việc tham gia các chương trình như thế này là rất tốt. Nếu là những bạn đã tốt nghiệp đại học thì có thể học chuyên ngành với tư cách là nghiên cứu sinh tại các trường cao học ở Nhật trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm. Có một số chuyên ngành không yêu cầu năng lực tiếng Nhật.



Thời gian du học càng dài thì năng lực tiếng Nhật càng được nâng cao

Trường hợp không định nhập học vào đại học, chúng tôi suy nghĩ rằng việc thu hẹp mục đích du học ngắn hạn thành việc học tiếng Nhật là rất hợp lý.

Việc du học tiếng Nhật trong 1 năm ở khoa tiếng Nhật của trường đại học, vừa có thể trải nghiệm cuộc sống ở Nhật Bản.

Việc du học tiếng Nhật trong thời gian ngắn hơn là cách theo học tại các trường Nhật ngữ trong khoảng 6 tháng để có khả năng hội thoại đơn giản bằng tiếng Nhật. Đây cũng là cách học căn bản của tiếng Nhật với các tiết học tiếng Nhật tập trung vào mùa hè. Ngoài ra, còn có một cách khác là đối với những bạn có đủ năng lực tiếng Nhật cần thiết có thẻ học các tiết chuyên ngành trong vòng 6 tháng đến 1 năm với tư cách là các học sinh thính giảng.



Có rất nhiều cách dành cho những bạn dự định du học dài hạn

Du học thời gian vừa là cách sau khi học khoảng 1 năm ở trường Nhật ngữ sẽ học tiếp tại các trường dạy nghề hoặc cao đẳng. Chúng tôi nghĩ rằng việc đặt mục tiêu đặt được cấp 2 trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật sau 1 năm học tại trường Nhật ngữ là điều cần thiết. Vì thế, hãy tìm những trường Nhật ngữ có những khóa học như vậy nhé.

Có rát nhiều cách dành cho những bạn dự định du học dài hạn. Nếu là người đã tốt nghiệp đại học trong nước thì sau khi học từ 1 - 2 năm ở trường Nhật ngữ có thể học lên thạc sỹ hoặc lầm nghiên cứu sinh ở trường cao học. Nếu giỏi tiếng Anh thì có thể nhập học luôn vào khóa học thạc sỹ, tiến sỹ giảng dạy bằng tiếng Anh. Nếu là người chứ tốt nghiệp đại học, sau khi học từ 1 - 2 năm tại trường Nhật ngữ, có thể học 4 năm đại học rồi lấy bằng cử nhân hoặc học 2 năm ở trường dạy nghề rồi lấy chứng chỉ nghề.

Có đủ thời gian cho việc chuẩn bị

Nếu chỉ nghe kể từ những người bạn hoặc anh, chị có kinh nghiệm du học, hay nghe thông tin của trung tâm tư vấn sau đó quyết định trường du học một cách nhanh chóng hay lên kế hoạch tài chính ngay thì không phải là việc làm không ngoan. Hãy lưu ý không nộp hồ sơ vội vàng khi chưa so sánh với các trường khác hay tìm hiểu thông tin chi tiết. Nếu chọn trường trước rồi mới đến Nhật Bản thì việc thay đổi sau đó tương đối khó. Cũng có trường họp không thể chuyển từ trường này sang trường khác. Ví dụ, cho dù có chuyển trường được thì phải đóng phí học cho trường đó. Hơn nữa các trường dạy nghề hay đại học ở Nhật Bản thường tuyển sinh vào tháng 4 năm nếu muốn chuyển trường sẽ phải chờ đến tháng 4 năm sau và đương nhiên là phải nộp lại tiền học.

Vì thế để không xảy ra tình huống bất lợi như vậy, cho dù có muộn một chút nhưng trước khi tới Nhật bạn hãy tìm hiểu thông tin một cách cặn kẽ và dành thời gian để chuẩn bị học phí. Tận dụng khoảng thời gian chuẩn bị để học tiếng Nhật sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn đến Nhật Bản sau này.

Không quá quan trọng việc làm thêm

Một trong những đặc trưng của việc du học Nhật Bản là du học sinh cá thể đi làm thêm 4 tiếng 1 ngày với học sinh, 28 tiếng 1 tuần với sinh viên ( nếu là kì nghỉ hè của đại học sẽ là 8 tiếng 1 ngày ). Tuy nhiên lương làm thêm cũng không thể bù đủ cho toàn bộ học phí và sinh hoạt phí tại Nhật Bản. Nếu không đủ trình độ tiếng Nhật ở một mức nào đó thì cũng sẽ không có ai tuyển dụng bạn để làm thêm, cũng như không thể lúc nào có những lúc nào cũng tìm được công việc làm thêm đúng ý bản thân. Không biết chừng có những lúc dù đang đi làm thêm bạn cũng sẽ phải nghỉ việc để chuẩn bị luận văn tốt nghiệp hoặc phỏng vấn xin việc.

Việc lập quỹ tài chính không đi làm thêm vẫn có thể đóng học phí và sinh hoạt phí là việc làm rất hợp lý. Trường hợp đã tìm được việc làm thêm, lập quỹ tài chính dư thừa đủ để có thể tiết kiệm quỹ đó làm sinh hoạt phí trong tương lai rồi mới tới Nhật Bản là tốt nhất. Cũng giống như học bổng hay giảm học phí, dù bạn được giảm học phí cũng hãy xây dựng quỹ tài chính dư giả nhé.

Chỉ cần chuẩn bị chu đáo những việc trên, chắc chắn bạn sẽ thành công khi đi du học Nhật Bản.