Trước tình trạng già hóa dân số đang diễn ra rất nhanh, các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản đang tìm cách tuyển thêm nhiều lao động nước ngoài. Mặc dù vậy, họ vẫn tránh đề cập tới ngôn từ chính sách nhập cư.
Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng từ khi ông Abe tái nhận chức Thủ tướng vào tháng 12/2012. Nhu cầu về lao động còn được tăng cao nhất trong 24 năm gần đây nhờ công cuộc tái thiết sau thảm họa sóng thần năm 2011 và xây dựng chuẩn bị cho Olympic Tokyo năm 2020.
Điều đó khiến người lao động nước ngoài tăng 40% từ năm 2013. Trong đó, người Trung Quốc chiếm 1/3, sau đó lần lượt là Việt Nam, Philipin và Brazil.
Tuy nhiên, những điều kiện về visa là một rào cản lớn đối với người lao động thiếu kỹ năng. Lao động nước ngoài mới chỉ chiếm khoảng 1,4% lực lượng lao động tại Nhật Bản. Trong khi đó, con số trên ở những nước phát triển khác là 5%.
Đến thời điểm hiện nay, những biện pháp nhằm thu hút lao động nước ngoài vẫn tập trung và việc tạo thuận lợi cho những lao động có kỹ năng tay nghề cao và mở rộng hệ thống thực tập sinh.
Hệ thống này được thiết lập nhằm chia sẻ công nghệ với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nhiều người chỉ trích vì đã biến thành một nguồn cung cấp “cửa sau” cho lao động giá rẻ.
Thị trường lao động hạn hẹp và lực lượng lao động suy giảm mạnh đã khiến đội ngũ hoạch định chính sách của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cân nhắc lựa chọn giải pháp tranh cãi về chính trị này.
Cổ súy cho sự thay đổi này, người đứng đầu đảng Dân chủ tự do cầm quyền (LDP) hôm thứ 3 vừa qua đã đưa ra đề xuất tăng các loại hình công việc mà người lao động nước ngoài có thể làm việc.
Đồng thời, việc tăng gấp đôi số lượng người lao động nước ngoài tại Nhật Bản so với con số gần 1 triệu người hiện nay.
Theo đề xuất này, lao động nước ngoài được chấp thuận trong các lĩnh vực đối mặt với việc thiếu hụt lao động, như y tá và làm nông nghiệp bước đầu là 5 năm và có khả năng gia hạn visa.
Những lãnh đạo đảng này còn đề xuất tạo ra một khuôn khổ: Số lượng lao động nước ngoài có thể gấp đôi con số khoảng 908.000 người hiện nay, bỏ khái niệm “lao động không có kỹ năng tay nghề”.
Người đứng đầu đề xuất gây tranh cãi trên nhấn mạnh rằng đề xuất không nên bị hiểu nhầm là một chính sách nhập cư và những bước đi là cần thiết để cân bằng bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào tới công việc và an toàn công cộng.
Bởi nhập cư là một vấn đề rất nhạy cảm tại Nhật Bản - đất nước đề cao sự đồng nhất về văn hóa. Bên cạnh đó, các chính trị gia lo ngại sẽ mất phiếu từ cửa tri là những người lao động trong nước khi vì lo lắng sẽ mất việc trước sự cạnh tranh của lao động nhập cư.
Thủ tướng Abe đã đưa ra nhiều giải pháp để tăng lực lượng lao động là nữ và người già, tăng cường ưu tiên tăng tỷ lệ sinh, bác bỏ công khai bất kỳ chính sách nhập cư nào.
Tuy vậy, “cánh tay phải” của Abe - Thư ký nội các Yoshihide Suga - cho biết, việc thảo luận về việc tăng người lao động nước ngoài “vẫn còn đang ở phía trước”.
Cách đây khoảng 1 thập kỷ, những nghị sĩ của Đảng LDP đã từng đưa ra đề xuất về nhập cư. Nhưng do không được ủng hộ, những đề xuất này sau đó đã biến mất không kèn không trống.
(Theo: Japan Times)