Xuất khẩu lao động Đài Loan luôn là điểm nóng trong ngành xuất khẩu lao động, hàng năm có hàng nghìn người được đưa sang làm việc tại Đài Loan, bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động tốt thì có những doanh nghiệp làm việc không đúng quy định
Quyết định tạm dừng dịch vụ cung ứng lao động sang Đài Loan của Công ty Cổ phần Da giầy Việt Nam (Leaprodexim) do Cục Quản lý lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) ban hành hôm 27/12. Quyết định có thời hạn 45 ngày.
Lý do của quyết định này là người lao động bị khấu trừ tiền ăn, ở không đúng quy định, sau khi được Công ty Leaprodexim và Công ty môi giới HHCP quốc tế Thánh Lực giới thiệu làm việc tại Công ty HHCP công nghiệp điện tử Hệ Thống.
Đây là hoạt động nhằm chấn chỉnh việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan.
Trong thời gian bị tạm dừng dich vụ, Cục Quản lý lao động Ngoài nước yêu cầu Công ty Leaprodexim không triển khai việc hợp tác đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan, không tư vấn, tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo lao động để đưa sang làm việc tại Đài Loan
Ngày 8/1, Cục Quản lý lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa ra quyết định tạm dừng việc đưa lao động sang Đài Loan của 5 công ty xuất khẩu lao động trong thời hạn 30 ngày. Thời hạn tính từ ngày 10/1- 20/1/2015.
Danh sách 5 công ty buộc tạm dừng đưa lao động sang Đài Loan gồm: Công ty Coma, công ty Traenco, Công ty Tracimexco, Công ty Halasuco và Công ty Cernifar.
Trong thời gian tạm dùng việc đưa lao động sang Đài Loan (từ 10/1-20/2/2015), Cục quản lý Lao động Ngoài nước yêu cầu 5 Công ty có tên trên kiểm điểm, xử lý làm rõ vấn đề nêu trên.
Đồng thời, chậm nhất 5 ngày trước khi thời hạn tạm dừng kết thúc, 5 công ty có trên phải có trách nhiệm báo cáo kết quả giải quyết, chấn chỉnh và khắc phục tình trạng thu phí cao và cam kết không tái phạm gửi Cục Quản lý lao động Ngoài nước.
Được biết, năm 2014, thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan đã thu hút khoảng 62.000 lao động Việt Nam sang làm việc. Đây là thị trường tiềm năng vì khoảng cách địa lý không xa Việt Nam, mức lương cơ bản khoảng 600 USD/người/tháng, hệ thống pháp luật bảo vệ người lao động khá đầy đủ và ổn định.
nguồn: Dân Trí