Xuất khẩu lao động Ảrập Xê út: Cơ hội và thách thức

Năm 2014, xuất khẩu lao động Ả Rập được mở rộng hơn vì đây là thị trường khá dễ chịu với lao động Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp “yếu kém”, gặp khó khăn trong việc khai thác các thị trường và các loại hình lao động xem việc cung ứng lao động giúp việc sang Ảrập Xê út là sự cứu cánh cho hoạt động kinh doanh của mình.

 

Phát sinh nhiều vụ việc về lao động giúp việc 


Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Ảrập Xê út từ năm 2003 và hoạt động này được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Hiện có khoảng 15.000 lao động, trong đó có 2.000 lao động giúp việc gia đình đang làm việc tại thị trường này.


Với lao động giúp việc gia đình, thời gian gần đây, nhu cầu đối với loại hình này của Ảrập Xê út tăng cao do bị hạn chế về nguồn cung từ Philipine và Inđônêsia. Nếu như lao động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan thường phải chi phí nhiều cho môi giới, đòi hỏi đối với lao động tại thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản khá cao thì thủ tục đưa và tiếp nhận lao động sang Ảrập Xê út tương đối đơn giản. Người lao động đi làm việc tại Ảrập Xê út hầu như không mất phí, trong khi đó doanh nghiệp cung ứng được đối tác trả phí tuyển dụng cao.


Do đó, số doanh nghiệp xuat khau lao dong làm giúp việc gia đình có xu hướng tăng (2012 và 2013 có 10 công ty đưa lao động đi, năm 2014 có 15 công ty). Tuy nhiên, theo ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, đi cùng với gia tăng số lượng doanh nghiệp và người lao động sang làm việc Ảrập Xê út, các vụ việc phát sinh liên quan đến loại hình lao động này ngày càng nhiều và chiếm tỷ lệ chủ yếu so với lao động các ngành nghề khác.




Xuất khẩu lao động Ảrập Xê út: Cơ hội và thách thức


Nguyên nhân từ nhiều phía


Do lợi nhuận lớn từ việc đưa lao động đi giúp việc gia đình, thủ tục đưa đi đơn giản, nhu cầu lao động cấp bách của chủ sử dụng nên nhiều doanh nghiệp đã buông lỏng công tác tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động. Tình trạng này phổ biến hơn với những doanh nghiệp chỉ cần có lao động giúp việc nhằm đáp ứng yêu cầu 10% visa của Đại sứ quán để cung cấp lao động ngành nghề khác.


Nhiều lao động không đủ sức khỏe, chưa biết nghề giúp việc cũng được đưa sang làm việc (lao động của VICA, Intime, TSC…). Người lao động không được phổ biến phong tục tập quán, sinh hoạt và khí hậu tại Ả rập Xê út nên thường bị sốc trong thời gian đầu làm việc, thậm chí có không ít trường hợp lao động đòi về nước. Một số lao động ở khu vực phía Nam được các doanh nghiệp tuyển chọn (Intime, TSC) không được đào tạo đầy đủ, không thích nghi được với điều kiện làm việc tại Ả rập Xê út do đó gần đây đã phát sinh nhiều vụ việc…


Ông Trần Nguyễn Tuyên- Đại sứ Việt Nam tại Ảrập Xê út- cũng cho rằng, phần lớn các doanh nghiệp không báo cáo Đại sứ quán danh sách lao động xuất cảnh và địa chỉ làm việc. Do vậy, khi phát sinh vấn đề không có thông tin của công ty sử dụng lao động và công ty môi giới để can thiệp kịp thời.


Nhiều doanh nghiệp chậm giải quyết khi có vấn đề phát sinh, có biểu hiện phó mặc cho Ban quản lý lao động và Đại sứ quán (như TSC, VICA…). Thậm chí, có hiện tượng doanh nghiệp “xúi giục” người lao động khi có vấn đề phức tạp phát sinh bỏ về Đại sứ quán để cư trú và được giải quyết (VICA). Một số doanh nghiệp đưa một số lượng lớn lao động nói chung và lao động giúp việc nói riêng (VICA…) thường xuyên xảy ra vụ việc nhưng không có cán bộ đại diện để quản lý lao động.


Để phát sinh các vụ việc một phần còn do bản thân người lao động. Xuất phát từ việc người lao động không phải trả chi phí trước khi đi, không hiểu đầy đủ các điều khoản liên quan đến việc về nước trước hạn, cũng như việc chủ sử dụng lao động nên có tâm lý không đi thì về nước cũng không mất gì. Do đó, họ có tâm lý ỷ lại, dựa vào cơ quan chức năng khi vấn đề không ở mức nghiêm trọng, nhiều lao động bỏ trốn chủ sử dụng đến Đại sứ quán nhờ can thiệp, chuyển chủ.


Tăng cường các biện pháp chấn chỉnh


Xuất phát từ thực tế trên, để kịp thời chấn chỉnh, ổn định và phát triển thị trường lao động tại Ảrập Xê út, ông Nguyễn Thanh Hòa- Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- đã yêu cầu các doanh nghiệp có trên 300 lao động các ngành nghề hoặc trên 100 lao động giúp việc gia đình cử cán bộ đại diện sang làm việc tại Ảrập Xê út. Các doanh nghiệp có dưới số lao động nói trên có thể cùng hợp tác theo hướng 300 lao động có một quản lý.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo lao động xuất cảnh với Cơ quan đại diện Việt Nam tại Ảrập Xê út. Trước mắt, các doanh nghiệp phải thống kê danh sách người lao động hiện đang làm việc, thông tin người chủ sử dụng lao động và gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng như Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Ả rập Xê út.


Các doanh nghiệp phải kịp thời báo cáo và phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán, Ban Quản lý lao động để xử lý các vụ việc phát sinh, không xúi giục người lao động khi có vấn đề phức tạp phát sinh bỏ về Đại sứ quán cư trú và được giải quyết.


Dừng thẩm định với các công ty môi giới của Ả rập Xê út không phối hợp tốt để giải quyết các vấn đề phát sinh; các doanh nghiệp xuất khẩu lao động chậm giải quyết các vấn đề phát sinh khi Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã yêu cầu, vi phạm quy định về đăng ký hợp đồng, không báo cáo danh sách lao động…sẽ bị xử phạm nghiêm để chấn chỉnh kịp thời thị trường đi vào ổn định và phát triển…

Các bạn có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Ả Rập Xê Út hãy tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định sang làm việc tại nơi này nhé

Chúc các bạn may mắn!