Lao động điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản, Đức

Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay Đức luôn là ước muốn của nhiều lao động Việt Nam bởi hai thị trường này có mức thu nhập khá cao so với các nước khác. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab), vào ngày 5-6 tới, 138 ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sẽ được xuất cảnh qua Nhật Bản làm việc trong lĩnh vực chăm sóc y tế.


Xuất khẩu lao động Nhật Bản , Đức. Trước đó, trong tháng 8 và 9-2013, 120 ứng viên điều dưỡng cũng đã xuất cảnh qua Đức học tập và làm việc. Cả hai thị trường này cũng đang dành cho Việt Nam các khóa đào tạo thứ hai trong vòng một năm để xuất cảnh.

Lương cao, miễn phí dịch vụ
Ông Tống Hải Nam, cục phó Dolab, cho biết 138 ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam này tham gia khóa đào tạo đầu tiên trong chương trình hợp tác phái cử và tiếp nhận lao động trong lĩnh vực y tế giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản.

Theo chương trình hợp tác giữa hai bên, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam khoảng 6 triệu USD để đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ lý. Các ứng viên được chọn đào tạo một năm, sau tốt nghiệp sẽ được đưa sang Nhật làm việc trong các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe tại Nhật Bản.

xuat-khau-lao-dong-lam-dieu-duong-ho-ly-sang-nhat-ban-duc 
Đoàn Nhật Bản tuyển lao động ThangLong OSC

Không chỉ được đào tạo miễn phí, các ứng viên sau tốt nghiệp được xuất khẩu lao động sang Nhật làm việc sẽ hưởng mức thu nhập khá cao. Theo khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH thì thu nhập điều dưỡng 130.000 - 140.000 yen/tháng; hộ lý 140.000 - 150.000 yen/tháng (tương đương 35-40 triệu đồng). Ngoài mức lương trên, ứng viên sẽ được nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc, hưởng các phụ cấp chế độ theo luật Nhật Bản.

Trước đó, trong tháng 8 và tháng 9-2013, 120 ứng viên điều dưỡng Việt Nam đã được phái cử qua Đức làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người già. Các ứng viên này cũng đã trải qua khóa đào tạo một năm với sự tài trợ của Đức (phía Đức tài trợ 2/3 kinh phí, số còn lại sẽ do ứng viên tự đóng góp với mức 1.800.000 đồng/tháng). Các ứng viên này sẽ qua Đức làm việc hai năm tại các cơ sở chăm sóc người già.

Sau thời gian đó, các ứng viên này được phép lựa chọn tiếp tục ở lại Đức làm việc nếu thi đậu chứng chỉ quốc gia của Đức. Làm việc tại các cơ sở chăm sóc người già, những lao động này được hưởng mức lương như người lao động Đức, khoảng 1.800-2.300 EUR/tháng (tương đương 51,5-65 triệu đồng/tháng). Điều dưỡng viên phải đóng các khoản thuế, bảo hiểm theo quy định của CHLB Đức và tự túc các chi phí ăn ở, sinh hoạt.

Hướng đến xuất khẩu lao động chất xám
Theo Dolab, Việt Nam đã hướng đến xuất khẩu lao động Nhật Bản bậc cao từ lâu nhưng manh mún và bị động. Đó là chương trình XKLĐ kỹ sư, chuyên gia qua Nhật và theo chương trình thẻ vàng của Hàn Quốc. Tuy nhiên, các chương trình này chủ yếu do một số công ty xuất khẩu lao động làm đơn lẻ, hợp đồng mang tính cá nhân… chứ chưa trở thành một phong trào như XKLĐ phổ thông, nói một cách khác là chưa có hệ thống.

Tuy nhiên, với sự ưu ái của hai thị trường Nhật Bản và Đức trong chương trình hợp tác lao động lĩnh vực y tế thì Bộ LĐ-TB&XH quyết đẩy mạnh chương trình này thành một hướng đi chủ động, lâu dài… để nâng cao tầm lao động Việt Nam trên thương trường quốc tế. Ông Tống Hải Nam nhận định: “Các lớp đào tạo lao động trong lĩnh vực y tế mà Nhật và Đức tài trợ được chúng tôi xem như là mũi nhọn tiên phong trong XKLĐ bậc cao, xuất khẩu chất xám”.

Đánh giá về hai chương trình trên, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa cho rằng đây là cơ hội lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động xuất khẩu quốc tế. Là một kênh khác để giải quyết nhiều hơn nữa việc làm cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài.

Điều kiện trở thành hộ lý, điều dưỡng tại Đức và NhậtĐối với thị trường Nhật, ứng viên hộ lý phải tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng đa khoa (3 năm) hoặc cử nhân điều dưỡng đa khoa (4 năm); độ tuổi không quá 35 tuổi; đủ điều kiện về sức khỏe do cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận; không có tiền án, tiền sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với ứng viên điều dưỡng, ngoài những tiêu chí nêu trên đối với ứng viên hộ lý, ứng viên điều dưỡng phải có thêm các điều kiện sau: được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh. Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 9 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh).
Đối với thị trường Đức: ứng viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông; ít nhất 21 tuổi và không quá 25 tuổi (sinh từ ngày 1-1-1989 đến 31-12-1993); đang học hoặc đã tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng tại các trường trung cấp, cao đẳng hoặc đại học.

theo báo Tuổi trẻ