Tại sao nói xuất khẩu lao động đối diện nhiều thách thức? Năm 2013, Việt nam có tới 88.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài dù chỉ tiêu được giao là 85.000 người. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, thành tựu này rất đáng được ghi nhận nhưng theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh (ảnh) – Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), công tác xuất khẩu lao động hiện đối diện nhiều thách thức.
MOU (bản ghi nhớ đặc biệt) vừa được ký kết mở ra cơ hội cho hàng chục nghìn lao động Hàn Quốc thời gian tới. Thị trường Nhật Bản dù số lao động đi không phải nhiều nhất nhưng là thị trường quan trọng vì lao động Việt Nam sang Nhật Bản học tập được rất nhiều kỹ năng, phong cách làm việc của nước bạn.
Từ chương trình đưa y tá, hộ lý, điều dưỡng viên sang Nhật Bản trong khuôn khổ hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản, năm qua ta đào tạo xong 150 người và sẽ xuất cảnh trong tháng 6.2014. Thị trường một số nước châu Phi chúng ta đang xem xét kỹ càng và thận trọng với các điều kiện. Thị trường Trung Đông bắt đầu được khôi phục lại.
Thưa ông, đến thời điểm này chúng ta đã có con số thống kê từ địa phương về lao động đi Hàn Quốc theo MOU chưa?Đến nay Cục đã có phản hồi của tất cả các Sở LĐTBXH trên toàn quốc, bao gồm: người đã thi xong tiếng Hàn tiếp tục có nguyện vọng đăng ký; lao động nông nghiệp, ngư nghiệp đã thi đạt tiếng Hàn; người về nước đúng thời hạn. Tổng số là 14.522 người.
Chúng tôi đang chờ nhận hồ sơ của các địa phương gửi về, đến ngày 16.1.2014 là hạn cho đối tượng thi tiếng Hàn tháng 12.2011 và lao động nông nghiệp; các đối tượng còn lại hạn đến ngày 17.1.2014. Lao động lưu ý trong hồ sơ phải có lý lịch tư pháp. Theo quy định Việt Nam, lý lịch tư pháp có thời hạn và giá trị trong 6 tháng. Để tạo điều kiện cho người lao động, chúng tôi chờ và cho phép họ được “nợ” lý lịch tư pháp – có thể nộp sau.
Riêng lao động đang cư trú bất hợp pháp, Văn phòng vận động và giới thiệu chính sách mới của Việt Nam: Nghị định 92 về xử phạt vi phạm hành chính; Quy định 1465; đồng thời tư vấn thủ tục gia hạn hợp đồng, thủ tục đăng ký về nước,…
Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ lựa chọn những địa phương có từ 30 lao động trở lên để trực tiếp phối hợp cơ sở đôn đốc người lao động trở về. Bên cạnh đó, con số 38,2% lao động hết thời hạn cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc thời điểm ký MOU nay đã tăng lên 42,5%, đây cũng là một thách thức lớn mà nếu chúng ta không giải quyết tốt, không chỉ thị trường Hàn Quốc “đóng cửa”, nhiều nước khác sẽ e dè với kỷ luật và hạn chế lao động Việt Nam.
Xin ông cho biết một vài thành tựu nổi bật trong công tác xuất khẩu lao động tại những thị trường trọng điểm năm qua?
Năm 2013, chúng ta có 46.000 lao động Đài Loan. Một mặt, chúng ta kết hợp cùng nước bạn chấn chỉnh lại thị trường (thu phí, lao động bỏ trốn,…), mặt khác thảo luận để mở thêm một số lĩnh vực nghề nghiệp khác. Riêng Hàn Quốc có năm chúng ta đưa hơn 16.000 lao động sang nước bạn (EPS (chương trình cấp phép việc làm) đưa được hơn 12.000 người; các hình thức khác như: ngư nghiệp, kỹ sư,…).MOU (bản ghi nhớ đặc biệt) vừa được ký kết mở ra cơ hội cho hàng chục nghìn lao động Hàn Quốc thời gian tới. Thị trường Nhật Bản dù số lao động đi không phải nhiều nhất nhưng là thị trường quan trọng vì lao động Việt Nam sang Nhật Bản học tập được rất nhiều kỹ năng, phong cách làm việc của nước bạn.
Từ chương trình đưa y tá, hộ lý, điều dưỡng viên sang Nhật Bản trong khuôn khổ hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản, năm qua ta đào tạo xong 150 người và sẽ xuất cảnh trong tháng 6.2014. Thị trường một số nước châu Phi chúng ta đang xem xét kỹ càng và thận trọng với các điều kiện. Thị trường Trung Đông bắt đầu được khôi phục lại.
Thưa ông, đến thời điểm này chúng ta đã có con số thống kê từ địa phương về lao động đi Hàn Quốc theo MOU chưa?
Chúng tôi đang chờ nhận hồ sơ của các địa phương gửi về, đến ngày 16.1.2014 là hạn cho đối tượng thi tiếng Hàn tháng 12.2011 và lao động nông nghiệp; các đối tượng còn lại hạn đến ngày 17.1.2014. Lao động lưu ý trong hồ sơ phải có lý lịch tư pháp. Theo quy định Việt Nam, lý lịch tư pháp có thời hạn và giá trị trong 6 tháng. Để tạo điều kiện cho người lao động, chúng tôi chờ và cho phép họ được “nợ” lý lịch tư pháp – có thể nộp sau.
Văn phòng Việc làm mới được thành lập tại Hàn Quốc đã xúc tiến những công việc cụ thể gì để hỗ trợ người lao động, thưa ông?
Hiện Văn phòng đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng Hàn Quốc (cơ quan phát triển Hàn Quốc, Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài của Hàn Quốc, phòng chức năng của Bộ Lao động Việc làm Hàn Quốc,…) tích cực triển khai công tác tuyên truyền để người lao động hết thời hạn về nước.Riêng lao động đang cư trú bất hợp pháp, Văn phòng vận động và giới thiệu chính sách mới của Việt Nam: Nghị định 92 về xử phạt vi phạm hành chính; Quy định 1465; đồng thời tư vấn thủ tục gia hạn hợp đồng, thủ tục đăng ký về nước,…
Chúng ta có 1 năm thực hiện Bản ghi nhớ đặc biệt để giải quyết rốt ráo các vấn đề tồn tại. Những nhiệm vụ trọng tâm nhất là gì, thưa ông?
Năm 2014 sẽ có 3.593 lao động hết hạn hợp đồng phải về nước. Chúng tôi đã gửi thông báo cho các địa phương để phối hợp cùng gia đình vận động con em trở về, đặc biệt là một số địa phương đông lao động đi làm việc tại Hàn Quốc như Thanh Hóa (336 người), Hà Nội (322 người),…Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ lựa chọn những địa phương có từ 30 lao động trở lên để trực tiếp phối hợp cơ sở đôn đốc người lao động trở về. Bên cạnh đó, con số 38,2% lao động hết thời hạn cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc thời điểm ký MOU nay đã tăng lên 42,5%, đây cũng là một thách thức lớn mà nếu chúng ta không giải quyết tốt, không chỉ thị trường Hàn Quốc “đóng cửa”, nhiều nước khác sẽ e dè với kỷ luật và hạn chế lao động Việt Nam.