Xuất khẩu lao động của Hậu Giang lại thêm một năm không đạt được kết quả như mong muốn. Với thực trạng xuất khẩu lao động tiến triển chậm như hiện nay, mục tiêu đưa lao động đi nước ngoài năm 2014 sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Chúng ta hãy xem có gì khó khăn với tỉnh này nhé.
Trước tình trạng nhiều thị trường xuất khẩu lao động bị thu hẹp trong thời gian qua, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Hậu Giang đã kết hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong và ngoài tỉnh tìm kiếm thị trường, đối tác mới. Tuy nhiên, khi nhu cầu tuyển dụng đã có thì vấn đề người lao động không mặn mà lại là điều đáng bận tâm. Trong 3 năm qua, xuất khẩu lao động của Hậu Giang đều không đạt chỉ tiêu đưa ra. Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh Hậu Giang chỉ đưa đi xuất khẩu lao động được hơn 100 người.
Dù đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ, nhưng ngành chức năng vẫn trong tình trạng “hụt hơi” chạy chỉ tiêu hàng năm, vì không tuyển đủ lao động. Việc người lao động không mặn mà với thị trường lao động nước ngoài là do họ có sự so sánh mức chênh lệch thu nhập không nhiều giữa làm việc trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, chính sách cho vay còn hạn chế đối tượng, tay nghề lao động không đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường… cũng là “rào cản” xuất khẩu lao động.
Đối với nguồn lao động chưa có trình độ tay nghề thì Malaysia, Đài Loan… là những thị trường lao động tiềm năng. Bên cạnh đó, mức chi phí ban đầu phù hợp, trình độ ngoại ngữ chỉ cần đủ giao tiếp. Tuy nhiên, nhiều nguồn thông tin về môi trường làm việc ở các thị trường này khá phức tạp, không được kiểm chứng đã dẫn đến tâm lý ngán ngại của rất nhiều lao động trên địa bàn tỉnh. Anh Nguyễn Văn Tuấn, ở ấp 6, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Tôi định tham gia xuat khau lao dong dai loan, vì mức chi phí ban đầu phù hợp với khả năng kinh tế của gia đình. Nhưng nghe một số người đi trước có đề cập đến môi trường làm việc không tốt, nên tôi cũng chưa quyết tâm đi”.
Còn tham gia đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản buộc người lao động nắm vững về chuyên môn, tay nghề cũng như trình độ ngoại ngữ phải thành thạo, tác phong phải nhanh nhẹn, ý thức chấp hành kỷ luật tốt và chi phí đi xuất khẩu cao. Đây được xem là những rào cản lớn đối với thị trường xuất khẩu lao động tại các nước này. Anh Nguyễn Văn Nỵ, ở ấp Long Phụng, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Tôi tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản, có thời gian làm việc tại một số công ty tư nhân, nhưng mức lương không ổn định, nên tôi dự định tham gia xuất khẩu lao động. Thị trường mong muốn của tôi là Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, vì mức lương cao, nhưng chi phí ban đầu hơn 70 triệu đồng, nên tôi cũng hơi ngán ngại”.
Tại một số cuộc giao dịch việc làm vừa được tổ chức tại các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ đăng ký tham gia đi xuất khẩu lao động không cao. Nhìn chung, người lao động còn nhiều thắc mắc về thông tin việc làm, thị trường, chính sách… khi tham gia đăng ký xuất khẩu lao động. Sau khi những vấn đề mà người lao động đặt ra được trả lời khá thấu đáo thì họ vẫn còn tỏ ra quan ngại. Ông Trần Minh Thiện, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, cho biết: “Hiện tại, thị trường lao động Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Angola… đều có nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, để xuất khẩu lao động đạt được kết quả như mong muốn thì phải vượt qua một số khó khăn hiện nay: đào tạo nguồn lao động tốt (tác phong, nghề nghiệp, ngoại ngữ…), có đối tác tốt, có sự giám sát chặt chẽ lao động, làm việc ở nước ngoài và yếu tố quan trọng nữa là tạo được sự quyết tâm đối với người lao động. Phải để người lao động thấy được rằng khi tham gia xuất khẩu lao động bên cạnh việc đòi quyền lợi thì họ cũng phải có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc. Nguồn nhân lực tốt mới tìm được thị trường tốt, đối tác tốt”.
Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi các bài viết hay liên quan tại website thanglongosc.edu.vn !
theo báo Hậu Giang